Chế độ ăn Gluten-Free có thực sự cần thiết?

Chế độ ăn Gluten-Free có thực sự cần thiết?

Chế độ ăn Gluten-Free có thực sự cần thiết?

 

Bạn chắc hẳn đã từng nghe cụm từ “chế độ ăn không gluten” (gluten-free). Vậy bạn có biết đó là chế độ ăn như thế nào và dành cho những ai không?

1. Gluten là gì? Chế độ Gluten-free là gì?

Gluten là một loại protein, được tìm thấy chủ yếu trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen.

Như vậy, gluten-free đơn giản là chế độ ăn không bao gồm protein gluten.

 
 

2. Đối tượng phù hợp với chế độ Gluten-free

Có những đối tượng chính nên thực hiện chế độ ăn không gluten:

2.1. Những người mắc bệnh Celiac:

Khoảng 2% dân số được chẩn đoán mắc bệnh Celiac (là một loại bệnh đường ruột do mẫn cảm với thành phần gluten và gây khó khăn cho việc tiêu hoá và hấp thu các chất dinh dưỡng). Chế độ ăn gluten-free giúp hạn chế tình trạng viêm ruột nghiêm trọng cho những người mắc bệnh Celiac.

Giữ chế độ ăn kiêng gluten nghiêm ngặt là một điều cần thiết suốt đời cho những người mắc bệnh Celiac. Thực hiện ăn kiêng tốt và tránh lây nhiễm chéo có thể làm giảm triệu chứng và biến chứng của bệnh.

2.2. Những người nhạy cảm với Gluten không Celiac:

Một số người khác có tình trạng viêm ít hơn gọi là nhạy cảm với gluten không celiac. Họ cũng có thể cảm thấy tốt hơn khi thực hiện chế độ ăn không gluten.

Với nhóm đối tượng này, tình trạng này có thể không kéo dài suốt đời. Bạn được khuyến cáo nên ăn kiêng gluten trong một thời gian nhất định từ 1-2 năm, sau đó kiểm tra lại độ nhạy cảm với gluten.

2.3. Những người có dị ứng khác với Gluten:

Đối tượng khác phù hợp với chế độ ăn kiêng gluten là người bị mất điều hòa gluten. Đây là một dạng rối loạn tự miễn dịch, ảnh hưởng đến các mô thần kinh nhất định và ảnh hưởng đến sự kiểm soát và tự chuyển động của cơ bắp.

3. Lợi ích và tác hại của chế độ ăn không Gluten

Lợi ích từ chế độ này được chứng minh là cải thiện được sức khoẻ, giảm cân và tăng năng lượng. Hầu hết các nghiên cứu lâm sàng liên quan đến chế độ ăn không có gluten đã được thực hiện với những người mắc bệnh celiac. Do đó, rất có ít bằng chứng lâm sàng về lợi ích sức khoẻ của chế độ ăn này trong cộng đồng.

Loại bỏ gluten ra khỏi chế độ ăn có thể thay đổi hàm lượng chất xơ, vitamin, chất khoáng và các chất dinh dưỡng khác. Do đó, trong trường hợp phải tuân thủ chế độ ăn không có gluten thì điều quan trọng cần phải biết là chế độ ăn đó có thể hưởng đến toàn bộ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

4. Xây dựng chế độ ăn không có Gluten

Chế độ ăn gluten free đòi hỏi phải chú ý cẩn thận đến cả thành phần thực phẩm và hàm lượng dinh dưỡng của chúng. Đặc biệt, khi mua thực phẩm đã qua chế biến, bạn cần đọc nhãn để xác định xem có chứa gluten hay không.

Có rất nhiều loại thực phẩm tự nhiên không chứa gluten: 

√Trái cây 

√ Rau quả

√ Thịt, cá và gia cầm (không ướp hoặc rưới xốt marinade)

√ Gạo

√ Một số loại hạt

√ Bột không có gluten (khoai tây, đậu nành, gạo, kê, lanh, lúa miến, sắn và ngô bột)

√ Một số sản phẩm từ sữa, bao gồm sữa, phô mai, kem pho mát và phần lớn các loại sữa chua

√ Đồ uống có cồn làm từ các thành phần tự nhiên không chứa gluten (quả nho, hoặc quả bách xù), hoặc đồ uống đã qua chế biến, xử lý và loại bỏ gluten.

 
 

Một số sản phẩm từ sữa, bao gồm sữa, phô mai, kem pho mát và phần lớn các loại sữa chua là sự lựa chọn cho chế độ ăn kiêng gluten (Ảnh: AlexPro9500/Getty Images).

(*) Cần lưu ý rằng những thực phẩm không có gluten thường có giá cao hơn so với thực phẩm khác.

 

Các loại hạt cần tránh:

⊗ Thực phẩm & đồ uống từ lúa mì, lúa mạch, lúa đen, triticale (lai giữa lúa mì và lúa mạch đen)

⊗ Yến mạch (yến mạch không có gluten tự nhiên, nhưng chúng lại có thể bị nhiễm vào trong quá trình sản xuất cùng với lúa mì, lúa mạch hoặc lúa mạch đen).

⊗ Các loại bột chứa gluten: bột cung cấp vitamin và chất khoáng, bột ngũ cốc pha nóng, bột mì Farina (loại bột mì nguyên chất), bột hòn (một phần của lúa mì được sử dụng trong mì ống và món ăn vùng Bắc Phi)

 
 

Yến mạch là loại thực phẩm cần tránh khi thực hiện chế độ ăn không gluten.

KẾT

Như vậy, với những đối tượng cần bắt buột ăn kiêng gluten, đây vẫn có thể là một cách ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, cần cẩn trọng trong việc lựa chọn thực phẩm và xây dựng chế độ ăn phù hợp.

(Nguồn tham khảo: https://yhoccongdong.com/ & https://www.vinmec.com/)

Meihao Walker

Để lại bình luận của bạn